Kết nối với chúng tôi

Kỹ năng

“Có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo”: Người có năng lực tiến xa vạn dặm thường có 3 tố chất

Co pham duc se khong hen co hoc thuc se khong ngheo

Đúng như câu “lượng sức mà làm”, những người yếu kém sẽ có thành tựu đồng dạng với năng lực của họ, nếu bạn có thể rèn luyện thật tốt năng lực của bản thân, thì bạn tự nhiên sẽ có thể đạt được những thành tựu phi thường trong cuộc sống.

Tất cả chúng ta đều không muốn sống một cuộc sống tầm thường, và cách để cuộc sống của mình trở nên đầy màu sắc đó là tạo ra một phen “chiến tích”. Nhưng trong cuộc sống, nếu muốn đạt được thành tựu thì nhất định phải có năng lực, suy cho cùng thì ai cũng muốn vươn lên, chẳng có ai muốn sống nghèo khổ cả.

Người thông minh sẽ thay đổi cuộc đời của họ từ những điều căn bản nhất, họ không bao giờ nằm trên giường mà mơ mộng, vì đối với họ, chỉ người có năng lực mới có đủ tư cách đạt được thành công. Vậy 3 phẩm chất như thế nào mới có thể “đúc” ra được một người có năng lực thật sự? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Học không mệt mỏi

Bất kể là ngành nghề gì, công việc gì thì chỉ có học tập mới có thể cho bạn kiến thức và kinh nghiệm, và chỉ có kiến thức, kinh nghiệm mới là thứ có thể tạo lên năng lực thực sự của bạn. Nhiều người khi làm việc thích ỷ vào kinh nghiệm nông cạn của bản thân mà lên mặt, là loại người nói như rồng leo, làm thì như mèo mửa. Khi nhìn thấy người khác đạt được thành tựu thì nghĩ rằng “chỉ được có như vậy thôi à”, nhưng khi được yêu cầu làm ra được thành tích giống như vậy thì họ lại lập tức xua tay và tỏ ý “chuyện cỏn con đó đâu cần tôi ra tay”.

Những người như vậy chỉ biết múa võ mồm, năng lực của họ cũng chỉ có thể treo trên cái miệng mà thôi, học hành đối với họ mà nói là một việc rất cực khổ, cho nên họ thường sẽ bỏ qua hoặc coi thường việc học, loại thái độ như thế này nhất định sẽ làm hại bản thân họ. Trong xã hội, nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm đã có mà không chịu học hỏi thêm thì chỉ có thể sống qua ngày đoạn tháng, như ếch ngồi đáy giếng, khó có thể đạt được thành tích cao.

Trong thời Tam Quốc, tướng quân nước Ngô, Lã Mông là người coi thường việc học, khi còn nhỏ ngoài việc biết được vài chữ ra thì ông không đọc bất kỳ cuốn sách nào. Dựa vào sự dũng mãnh, nên ông đã làm nên tên tuổi của mình dưới trướng của Tôn Quyền. Một ngày nọ, Lỗ Túc là một người học vấn uyên bác đến doanh trại của Lã Mông để bàn việc quân sự. Ở trước mặt Lỗ Túc, Lã Mông trông như một đứa trẻ to xác, hai bên rất khó trao đổi với nhau. Thứ mà Lã Mông hiểu thì Lỗ Túc cũng nắm rõ trong lòng bàn tay, nhưng thứ mà Lỗ Túc bàn đến thì Lã Mông lại mù tịt chả biết gì. Khi từ biệt, hình ảnh của Lã Mông trong lòng Lỗ Túc vì vậy mà bị suy giảm đi rất nhiều.

Sau đó, Lã Mông báo cáo việc quân sự cho Tôn Quyền, Tôn Quyền nói đến cuộc gặp gỡ giữa Lỗ Túc và Lã Mông, đồng thời cũng khuyên Lã Mông nên nghiêm túc học hành, nhưng không ngờ Lã Mông vẫn phản đối, nói: “Thần thân là tướng, trong quân doanh bận rộn nhiều việc. Nào còn có thời gian để học?”, Tôn Quyền nghe xong tức giận vô cùng, nói: “Trong doanh của ngươi dù có nhiều việc đến đâu cũng không thể nhiều bằng ta, thế nhưng mỗi ngày ta vẫn có thể trích ra một ít thời gian rãnh để đọc sách. Mỗi lần đọc đều có thể mang đến những hiểu biết mới, chỉ cần ngươi hiểu rõ binh pháp và quân luật, như vậy thì người khác sẽ không thể khinh thường ngươi được nữa, không phải sao?”

Câu nói cuối cùng của Tôn Quyền đã đánh động được Lã Mông, sau khi trở về quân doanh, mỗi ngày ông đều dành thời gian để đọc sách. Sau đó, Lỗ Túc gặp lại Lã Mông, trò chuyện không được bao lâu, Lỗ Túc liền ngạc nhiên, nói: “Ngài đã không còn là Mông tướng quân của ngày đó nữa rồi.” Lã Mông vui vẻ, đáp: “Kẻ sĩ ba ngày không gặp nhau, thì cách nhìn nhất định sẽ khác trước. Lỗ Túc, cách nhìn của ngài đối với ta cũng nên đổi mới rồi.”

2. Chăm chỉ thực hành

Đọc sách chỉ là cách hiểu hời hợt trên giấy vì những điều trong sách chỉ có thể cho bạn biết chứ không thể cho bạn hiểu sâu. Nếu bạn muốn hiểu sâu thì nhất định phải tiến đến thực hành. Kiến thức mà chưa qua thực hành thì chưa thể tính là kiến thức của bạn, nếu bạn chỉ mới đọc được vài quyển sách mà đã đắc ý, thì đến cuối cùng cũng chỉ giống như một cái chân què quặt, ắt sẽ có ngày té ngã.

Trong thời Chiến quốc, Triệu Quát, một danh tướng của nước Triệu, là một người chỉ biết đọc mà không hiểu tầm quan trọng của việc thực hành, ông đã đọc hàng trăm cuốn binh thư từ khi còn là một đứa trẻ, vì thế ông luôn coi trời bằng vung, ngạo mạn đến nỗi cho rằng bản thân có thể đảm nhiệm cả chức thống soái của mấy mươi vạn binh mã. Nhưng không ngờ lần đầu tiên tấn công đã bị danh tướng Bạch Khởi đánh bại, sau đó 40 vạn tướng sĩ của Triệu Quốc đã bị chôn sống, khiến Nước Triệu bị tổn thất nặng nề, không thể khôi phục lại được sức mạnh như trước, sau đó bị nước Tần lấn chiếm dần rồi tiêu diệt hoàn toàn.

3. Tận dụng tình huống

Kiến thức trong đầu và kinh nghiệm thực tiễn, nếu làm được 2 điều này thì có thể được tính là một người có chút năng lực rồi, nhưng nếu muốn có năng lực lớn thì còn cần phải có một đôi mắt biết nhìn rõ thời thế, như câu nói, “Đứng được ở nơi đầu gió, thì heo cũng có thể bay”. Nếu một người không biết thuận theo thời thế, thì dù có năng lực lớn đến cỡ nào cũng khó thành việc lớn. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng thời thế làm đòn bẩy cho bản thân, thì nhất định sẽ đạt được kết quả “bốn lạng đẩy ngàn cân”.

Học tập và thực hành đều là những điều có thể đạt được nhờ sự chăm chỉ, nhưng để kiểm soát được tình hình thì đòi hỏi một người phải có trí tuệ phi thường mới có thể nhìn ra được bản chất cốt lỗi bên trong lớp sương mù của vạn sự. Loại trí tuệ này cũng không phải là cái gì quá sâu xa khó hiểu. Chỉ cần bạn tinh ý để tâm đến mọi thứ trong cuộc sống thì bạn sẽ có thể hiểu thấu được logic đằng sau nó. Nhờ vào những kinh nghiệm từng trải này bạn sẽ nhìn thấy được tất cả những cơ hội và lợi thế mà người khác không thấy được. Khi đó cuộc sống nhất định sẽ một bước lên mây, khiến người người kinh ngạc.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Continue Reading
Nhấn đây để Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blogs

Thành công Youtube do đâu???

Thanh cong do dau
Lâu lâu mò vào mấy group Youtube bằng nick ảo, đọc một hồi và thấy dân tình đang đúc kết thành công bằng các công thức sau:
– thành công do chủ đề
– thành công do dạng video (ví dụ như phim hoạt hình thì thành công, đừng có quay phim nữa, xưa dồi)
– thành công do…hên (ơ hay tự nhiên lên view mà không hiểu vì sao)
Hiếm thấy ai phân tích thành công hay thất bại là do mình.
Cũng đơn giản mà, bạn thành công là do clip bạn hay. Còn thất bại, là do clip bạn dở ẹc.
Dĩ nhiên lâu lâu sẽ có vài like và comment động viên, hãy cứ vui nhưng đừng đánh đồng. Đó vẫn là kênh dở với đa số mọi người.
Chấm hết.
Clip mà hay thì chủ đề hay định dạng nào xem cũng thích, và ngược lại.
Nhiều anh em làm clip nhạt hơn nước lã, thay vì nhận thức mình làm dở để mà cải thiện nội dung, thì lại tự thẩm du: clip mình ít view chắc do người ta không thích vlog nữa. Thôi chuyển sang video vẽ tay.
Chuyển sang video vẽ tay vẫn ế, thôi ta chuyển chủ đề vậy. Do xui thôi.
Vậy là một vòng lẩn quẩn. Đến khổ.
Youtuber muốn giàu lâu dài, thì chỉ có duy nhất một con đường, đó là clip phải hay.
Clip phải hay.
Clip phải hay.
Mà clip hay là do trải nghiệm, cách sống, cách quan sát… chứ ko phải nhờ phần mềm xịn, mic xịn, chủ đề xịn…
Nếu chưa thể đúng, thì ít nhất nên biết mình sai ở đâu??
Admin Web5ngay

Đọc tiếp

Kỹ năng

Thầy tốt chỉ đường, bạn hiền chung chí hướng

Thay tot chi huong 2

Mỗi một người đều là kiến trúc sư cho cuộc sống của mình!

Ai ai cũng có một cuộc sống trong mơ của mình, nhưng rất nhiều khi rõ ràng rất nỗ lực nhưng lại cứ không được như ý muốn.

Có một câu nói rất hay rằng: “Mỗi một người đều là kiến trúc sư cho cuộc sống của mình.”

Một cuộc đời tươi đẹp không có tiêu chuẩn cố định, nhưng lại có những điều cần tuân theo.

Một người có một cuộc sống ra sao, quan trọng ở chỗ họ có một “cấu hình” như thế nào.

01
Kết giao hai người bạn: thầy tốt và bạn hiền

Đọc ngàn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường, đi vạn dặm đường không bằng gặp nhiều cuộc đời, gặp nhiều cuộc đời không bằng thầy tốt chỉ đường.

Đời người giống như cái cây, không cắt tỉa thì không thành hình, nếu chỉ mò mẫm dựa vào cảm giác của bản thân, bạn sẽ rất dễ bị lạc đường.

Nhưng khi được một người thầy tốt chỉ đường, mọi khả năng đều có thể xảy ra.

Thầy tốt dạy bạn kĩ năng, truyền cho bạn tri thức, bảo bạn cách đối nhân xử thế, giúp bạn bớt phải đi đường vòng.

Có một câu nói như này: “Bạn trở thành người ra sao phụ thuộc vào việc bạn gặp được người như thế nào.”

Thầy tốt chỉ cho ta đường, còn bạn hiền giúp đỡ ta lúc khó khăn.

Kết giao những người bạn khác nhau, chúng ta sẽ gặp được những phong cảnh khác nhau.

Bạn hiền thực sự là người dùng sự bao dung đi ôm lấy bạn, dùng sự chân thành để đối đãi bạn.

Họ giúp đỡ bạn mà không cần báo đáp, họ dám góp ý thẳng thắn để bạn đi đúng đường mà không sợ mất lòng hay tổn thương hòa khí.

Thầy tốt bạn hiền là chất dinh dưỡng và là năng lượng tích cực, nếu may mắn gặp gỡ, hãy hết lòng trân trọng.

02
Rèn giũa hai thói quen: suy nghĩ và hành động

Phần lớn phiền não trong cuộc sống đều có thể quy về hai nguyên nhân: một là chỉ suy nghĩ mà không hành động, hai là hành động một cách mù quáng.

Suy nghĩ là hành trang của trí tuệ. Khi một vấn đề xảy ra, có bình tĩnh suy nghĩ thì mới giải quyết được vấn đề.

Nhưng rất nhiều khi, chúng ta dành quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ, chủ quan khuếch đại tầm ảnh hưởng của vấn đề để rồi khó khăn trong việc hành động.

Sự khác biệt lớn nhất giữa ước mơ và mơ mộng là bạn có thể bắt đầu hành động ngay lập tức hay không.

Thực ra, ý nghĩa thực sự của suy nghĩ là để có thể tiến về phía trước một cách thuận lợi hơn.

Tiếc nuối lớn nhất trên thế gian này, có lẽ không phải là làm sai điều gì, mà là trong mộng đi hàng ngàn dặm rồi giật mình tỉnh dậy thấy mình vẫn dậm chân tại chỗ.

Thay vì ngồi đó suy nghĩ lớn lao, chi bằng hãy bắt đầu bước những bước đầu tiên, để suy nghĩ đi vào thực tế.

Có câu nói rằng: “Dấu hiệu trưởng thành của một người là khi họ hiểu rằng 99% nỗ lực của mình có thể thất bại, nhưng vẫn có niềm tin vững chắc và không ngừng hành động”.

Suy nghĩ là tiền đề của hành động, và hành động là sự kiểm chứng của tư duy. Chỉ khi suy nghĩ kết hợp với hành động thì mục tiêu mới rõ ràng và khả thi hơn.

03
Luyện nên hai bản lĩnh: làm việc và làm người

Một CEO từng nói như này:

“Làm người, cố gắng “đi xuống chỗ thấp”, nhường cho người ta, gặp lợi ích và danh tiếng, nếu có thể hãy rút lui, giữ lại cho bản thân đường lui lớn nhất.

Làm việc phải có chủ kiến và mục tiêu, có vậy mới làm tốt được việc.”

Làm người phải uyển chuyển như nước, đường đường chính chính, biết chừng mực, tử tế và độ lượng.

Không nhất thiết phải là ông nọ bà kia, nhưng nhất định phải ngay thẳng.

Làm việc phải vững như núi, có nhiệt huyết, dũng cảm, dám thử thách, kiên định và bình tĩnh.

Không nhất thiết phải hoàn hảo, nhưng nhất định không được thẹn với lòng.

Có người nói: “Làm việc mà quên mất quy tắc làm người, vĩnh viễn không nên được việc lớn; làm người không có cái đức, vĩnh viễn không bao giờ được tôn trọng.”

Đối nhân xử thế trong làm người và phương thức trong làm việc luôn bổ sung cho nhau.

Máy móc cần nâng cấp và thay mới thường xuyên, con người cũng vậy.

Nếu cứ bảo thủ, rất khó để bắt kịp tiết tấu luôn thay đổi của cuộc sống.

Cuộc đời của chúng ta cũng vậy, không thể sống cả đời theo một cách cố định.

Nếu cảm thấy cuộc sống không được suôn sẻ, hãy bắt đầu điều chỉnh và cải thiện từ chính bản thân.

Chỉ khi không ngừng cập nhật và làm mới bản thân, chúng ta mới trở nên khôn ngoan hơn, đồng thời có đủ tự tin để đối phó với thế giới luôn thay đổi và tiến bộ từng ngày.

Đọc tiếp
Quảng Cáo

Thịnh hành

error: Content is protected !!